CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÂM LÝ HỌC
1.TRIẾT LÝ & MỤC TIÊU GIÁO DỤC, SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
1.1. Triết lý
- Học để làm người trách nhiệm;
- Học để phát triển bản thân;
- Học để làm đúng cách;
- Học để thành công.
1.2. Mục tiêu giáo dục
Hoạt động giáo dục và đào tạo tại Trường Đại học Đông Á nhằm giúp người học:
a) Xây dựng văn hóa trách nhiệm
b) Chuyên nghiệp & làm việc tốt
- Thông thạo các kỹ năng của thế kỷ 21
- Giỏi chuyên môn nghề nghiệp
- Có đạo đức nghề nghiệp
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề
- Có khả năng khởi nghiệp
c) Quốc tế hóa
- Giao tiếp tốt ≥ 1 ngoại ngữ
- Hội nhập, thích ứng và làm việc trong môi trường đa quốc gia
d) Theo đuổi thành công & đắp xây hạnh phúc
- Có khả năng cảm nhận nghệ thuật âm nhạc;
- Học tập suốt đời;
- Đắp xây hạnh phúc.
1.3. Sứ mệnh
Đầu tư kiến thức phát triển năng lực bản thân, chuyên môn nghề nghiệp, để tạo dựng con đường thành công và đóng góp vào sự phát triển bền vững cộng đồng xã hội.
1.4 Tầm nhìn
Trường Đại học Đông Á là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 trở thành một trường uy tín ở Việt Nam và Châu Á về giá trị khoa học và đào tạo, đóng góp xuất sắc vào sự phát triển cộng đồng.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
2.1. Mục tiêu chung
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Tâm Lý học đạt chuẩn về phẩm chất, đạo đức của một nhà tham vấn, trị liệu tâm lý; có năng lực chẩn đoán, tham vấn trị liệu và huấn luyện kỹ năng mềm tại các tổ chức, doanh nghiệp ; có năng lực tự học, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo để phát triển bản thân, thích ứng được với yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới trong nước và hội nhập quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học trường Đại học Đông Á, người học sẽ:
STT
|
Mô tả mục tiêu giáo dục
|
1
|
Có năng lực thiết kế chương trình đào tạo; tổ chức quá trình đào tạo; huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh và kỹ năng mềm cho người đi làm.
|
2
|
Có năng lực tham vấn cho các vấn đề tâm lý, trị liệu một số tâm bệnh phổ biến trong học đường và xã hội.
|
3
|
Có năng lực quản lý để trở thành người quản lý chuyên môn trong các tổ chức; khởi nghiệp để tự xây dựng một trung tâm đào tạo kỹ năng hoặc một trung tâm tham vấn trị liệu độc lập.
|
4
|
Có năng lực tầm soát, xử lý và ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần cho nhân sự trong tổ chức.
|
5
|
Có năng lực nghiên cứu khoa học để trở thành nhà nghiên cứu độc lập; tự học suốt đời để liên tục cập nhật những kiến thức chuyên môn hiện đại.
|
6
|
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học và các phần mềm công nghệ hiện đại để hội nhập nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
|
7
|
Có lòng yêu nghề; có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những quy định của pháp luật và những chuẩn mực của xã hội liên quan đến quá trình hành nghề, có tác phong làm việc chuyên nghiệp; là một công dân tốt, có tinh thần phụng sự xã hội, tiên phong sáng tạo trong sứ mệnh xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
|
3. CHUẨN ĐẦU RA (CĐR)
Sinh viên ngành Tâm lý học khi tốt nghiệp có các năng lực sau:
PLO 1. Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
|
PI 1.1. Thực hiện VH ứng xử của Trường ĐH Đông Á
|
PI 1.2. Thực hiện VH trách nhiệm của Trường ĐH Đông Á
|
PI 1.3. Có khả năng tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
|
PLO 2. Thực hiện giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ
|
PI 2.1. Có khả năng thuyết trình hiệu quả và giao tiếp thân thiện
|
PI 2.2. Viết và trình bày được các văn bản như email, báo cáo, các văn bản hành chính thông dụng.
|
PI 2.3. Có khả năng thiết lập ý tưởng và thực hiện truyền thông trên các công cụ digital marketing và mạng xã hội
|
PI 2.4. Có khả năng LVN hiệu quả
|
PI 2.5. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
|
PI 2.6. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn
|
PLO 3. Có khả năng giải quyết được vấn đề
|
PI 3.1. Có khả năng phát hiện vấn đề
|
PI 3.2. Đề xuất được ý tưởng và triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
|
PLO 4. Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp
|
PI 4.1. Nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ có khả năng khởi nghiệp; đặt được tên sản phẩm, dịch vụ được tạo ra (theo kỹ thuật đặt vấn đề)
|
PI 4.2. Lập được dự án kinh doanh khởi nghiệp
|
PLO 5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn
|
PI 5.1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và lý luận chính trị trong thực tiễn
|
PI 5.2. Vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn
|
PLO 6. Thiết kế và tổ chức thực hiện được chương trình đào tạo kỹ năng sống phù hợp với ba nhóm đối tượng: học sinh, người đi làm và thân chủ cần tham vấn trị liệu
|
PI 6.1. Phân tích được nội hàm của các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh, người đi làm và thân chủ
|
PI 6.2. Thiết kế được một chương trình huấn luyện kỹ năng sống phù hợp với vấn đề của học sinh, người đi làm và thân chủ
|
PI 6.3. Triển khai được chương trình huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh - người đi làm và thân chủ
|
PLO7. Tham vấn tâm lý cho các vấn đề tâm lý thường gặp trong học đường và xã hội phù hợp với từng vấn đề, từng đối tượng thân chủ khác nhau
|
PI 7.1. Xây dựng được kế hoạch tham vấn phù hợp với vấn đề và đặc điểm hoàn cảnh của thân chủ
|
PI 7.2. Thực hiện được các kỹ thuật tham vấn và các phương pháp tham vấn phù hợp với từng vấn đề rối nhiễu tâm lý, từng đối tượng thân chủ khác nhau
|
PI 7.3. Thực hiện các nguyên tắc đạo đức cơ bản khi tham vấn
|
PI 7.4. Xây dựng được quy trình hoạt động và quản trị phòng tham vấn học đường
|
PLO8. Trị liệu tâm lý cho các tâm bệnh thường gặp trong học đường và xã hội phù hợp với từng loại tâm bệnh, từng đối tượng thân chủ khác nhau
|
PI 8.1. Phân biệt được các dạng tâm bệnh học cơ bản
|
PI 8.2. Phân tích được các học thuyết và phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau
|
PI 8.3. Sử dụng được bộ công cụ phù hợp để chẩn đoán các vấn đề rối loạn tâm lý của thân chủ
|
PI 8.4. Thực hiện được các kỹ thuật và các phương pháp trị liệu tâm lý cho một số tâm bệnh phổ biến trong học đường và xã hội
|
PLO9. Nghiên cứu nhu cầu, thiết kế chương trình và thực hiện chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân sự và tổ chức
|
PI 9.1. Giải thích được các vấn đề tâm lý của người lao động, lãnh đạo và quy luật tâm lý chung của tổ chức
|
PI 9.2. Thực hiện được các phương pháp tầm soát stress, hướng dẫn giải tỏa stress trong tổ chức
|
PI 9.3. Xử lý được các tình huống tâm lý xảy ra trong tổ chức
|
PI 9.4. Xây dựng được các hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần và phát triển tổ chức
|
4. CƠ HỘI VIỆC LÀM
4.1. Cơ hội việc làm
Sinh viên ngành Tâm lý học tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên tham vấn học đường tại các trường học. Chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tham vấn tâm lý, các bệnh viện tâm thần, các cơ sở xã hội…
- Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các trường học, trung tâm trị liệu tâm lý, bệnh viện tâm thần, các cơ sở xã hội…
- Giáo viên giảng dạy tâm lý học, kỹ năng mềm tại các trường CĐ, ĐH.
- Giáo viên giảng dạy kỹ năng sống tại các trường học, trung tâm đào tạo kỹ năng.
- Diễn giả về các chuyên đề tâm lý cho cộng đồng, trường học, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông báo chí.
- Làm huấn luyện viên giảng dạy kỹ năng mềm cho các doanh nghiệp, người đi làm.
- Cán bộ quản lý nhân sự; chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại các doanh nghiệp.
- Khởi nghiệp xây dựng trung tâm tham vấn trị liệu tâm lý, khởi nghiệp thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng,...
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.
------------------------------------------------------------------------
Xem nội dung CTĐT đầy đủ tại đây