5 kỹ năng cần có khi học ngành Tâm lý học

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Là một sinh viên, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí nào để thích nghi với ngành này?

1. Cân bằng cảm xúc

Ngành Tâm lý học là đòi hỏi phải tương tác nhiều với con người và giải quyết các vấn đề của họ. Việc phải gặp gỡ với nhiều khách hàng đa dạng đòi hỏi bạn phải giữ được sự bình tĩnh và giữ được thái độ trung lập để tránh khỏi việc tâm lý bản thân bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.

Tiếp xúc với nhiều khách hàng với nhiều tâm lý khác nhau đòi hỏi bạn phải cân bằng được cảm xúc

Tiếp xúc với nhiều khách hàng đòi hỏi bạn phải cân bằng được cảm xúc (Nguồn: verywellmind)

Ngoài ra, bạn cũng phải biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Không nên khai thác mọi chi tiết về cuộc sống và tình huống của khách hàng khi phân tích, phải biết đâu là điểm dừng, là trọng tâm của vấn đề vì tâm lý của con người là thứ khá nhạy cảm.

2. Giao tiếp

Đồng cảm rất quan trọng khi bạn đang cố gắng để có được sự tin tưởng của khách hàng. Trong những trường hợp này, giao tiếp là công cụ chiếm được lòng tin của khách hàng và thiết lập mối quan hệ tích cực, chuyên nghiệp.

Nếu các cử nhân tâm lý học quyết định làm ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, họ cần là người giỏi nắm bắt tâm lý, cảm xúc và các vấn đề xã hội. Ngay cả khi theo đuổi các vị trí “phi lâm sàng”, có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng trở thành nhà nghiên cứu, nhà phân tích chính sách hay nhân viên cho bộ phận nhân sự.

3. Giải quyết vấn đề

Nhà tâm lý giỏi cần phải linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Cũng như các ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn diễn ra như kế hoạch. Các kế hoạch đã được nghiên cứu trên văn bản có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, bạn luôn cần có có một danh sách các phương pháp phòng bị để vận dụng khi cần thiết.

4. Không phán xét người khác

Theo Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ 20 cho rằng đây là kỹ năng cần thiết đặc biết là với nhà tâm lý học trị liệu. Nhiều người thường hay rơi vào trường hợp đánh giá người khác theo ý kiến chủ quan, khiến tình hình nghiêm trọng thêm.

Nhà tâm lý học phải cung cấp dịch vụ dựa trên tinh thần giúp đỡ mọi người vô điều kiện và không phán xét ai. Những ai có xu hướng đánh giá người khác hay chỉ trích nặng nề khi họ làm trái ý mình sẽ không phù hợp để trở thành nhà tâm lý học lâm sàng hay tham vấn tâm lý.

5. Nghiên cứu

Khi đối diện với vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm riêng của mình. Bạn sẽ muốn biết trước đó có ai đã thực hiện chưa hoặc trường hợp đó các nhà tâm lý khác giải quyết ra sao. Vì lí do đó mà các sinh viên ngành tâm lý được đào tạo nhiều và nghiêm ngặt về phương pháp nghiên cứu.

Ngành Tâm lý học là lĩnh vực đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều lý thuyết chuyên sâu

Ngành Tâm lý học là lĩnh vực đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều lý thuyết chuyên sâu