Bí quyết thi năng khiếu thành công

Thi môn năng khiếu là điều kiện bắt buộc đối với sinh viên khoa Sư phạm. Dù đã có sự chuẩn bị nhưng các thí sinh vẫn mắc vào nhiều tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là một số chú ý cho các thí sinh khi thi năng khiếu ngành Sư phạm.

Khối Sư phạm  phải thi năng khiếu khối M gồm các môn: kể chuyện, hát, đọc diễn cảm. Nhiều thí sinh vẫn rối bời khi thi năng khiếu mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ.

Để hiểu rõ và chuẩn bị tốt môn thi này, các thí sinh cần chú ý những điều sau:

1. Cách thức thi

Là môn thi năng khiếu, nên với đặc thù của môn năng khiếu sẽ có 3- 5 bạn được gọi vào dự thi mỗi đợt. Các bạn sẽ có 10 đến 15 phút để chuẩn bị và Giám khảo sẽ gọi các bạn lên theo số báo danh. Các bạn sẽ có từ 5 đến 7 phút để thể hiện phần năng khiếu của mình.

Với cách sắp xếp này, các bạn sẽ được rút kinh nghiệm từ những người thi trước. Vì thế, hãy chú ý quan sát những bạn đi trước để rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng đừng vì thế mà sao nhãng bài thi của mình, khi đã bước vào phòng thi phải tập trung cao độ để hoàn thành bài thi.

2. Cách thức tổ chức thi

Ngành Sư phạm  thi  môn năng khiếu là hát - múa  và đọc - kể . Dựa vào số báo danh, giám khảo sẽ gọi lên kiểm tra về nội dung trình bày của mỗi thí sinh.

Với cách sắp xếp này, ở trong phòng thi thí sinh tập trung cao độ để hoàn thành tốt bài dự thi thì ở phía ngoài các thí sinh còn lại chăm chú theo dõi để rút kinh nghiệm cho bản thân. Thậm chí có thí sinh còn hỏi han những người dự thi trước để rút ra những kỹ năng cần thiết khi thể hiện phần thi trước Ban Giám khảo.

Hãy luôn nhớ rằng, bạn chỉ cómột khoảng thời gian để “tỏa sáng” trước Giám khảo. Thầy cô chỉ đánh giá khả năng mà bạn thể hiện  nên cần phải hết sức bình tĩnh, tập trung tối đa, phát huy tốt nhất khả năng của mình.

3. Các chú ý khi thi

Trong bài thi năng khiếu sẽ gồm 2 nội dung: Hát và Đọc kể diễn cảm

  • Nội dung thi Hát - múa:  thí sinh tự chuẩn bị 01 bài hát - múa bất cứ thể loại nào trừ cải lương, tuồng cổ, chèo, hò), các bài hát - múa phải được phép lưu hành, có thể hát - múa cả bài, hoặc 01 đoạn do cán bộ chấm thi năng khiếu yêu cầu. Các bài hát - múa với các chủ đề như: ca ngợi tình yêu, quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ…. (lưu ý phải thuộc lời bài hát). Vậy hãy chú ý khi chọn bài hát - múa, các thí sinh nên chọn sẵn cho mình một bài  hợp với  mình . Để đề phòng bất trắc, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn vài bài  phụ.

          Lưu ý: các em chú trọng về các ca khúc ca ngợi, tình yêu quê hương đất nước, Đảng và Bác Hồ.

  • Nội dung thi Đọc kể diễn cảm: thí sinh sẽ được bốc thăm vào 1 mã đề, tương ứng với 1 câu chuyện bất kỳ. Sau khi bốc đề, thí sinh có thời gian từ 05 - 10 phút để chuẩn bị nội dung  mà thí sinh bốc được.

Phần thi này bạn phải chú ý đừng để mắc lỗi từ địa phương cũng như để ý phát âm những âm “nặng” và “nhẹ” như ch,tr,s.x…. những lỗi phát âm như vậy sẽ bị trừ rất nặng. Nhiều bạn có thói quen trong lúc ngồi chờ thì trò chuyện với mọi người xung quanh để tăng tự tin. Nhưng khi thi năng khiếu mầm non thì điều này không nên chút nào. Nó có thể làm bạn mất giọng khi thi. Tóm lại, trước và trong những ngày thi nên hạn chế nói nhiều.

Các thí sinh phải giữ sức khỏe tốt để đảm bảo cho kỳ thi. Đối với môn năng khiếu như hát và kể chuyện, các thí sinh phải tránh việc bị mất giọng. Phải đảm bảo mình có sức khỏe tốt để có kỳ thi như ý.

Ngoài thể hiện rõ phần thi, các thí sinh cũng nên chú ý đến trang phục dự thi vì trang phục dự thi cũng là một phần để cứu điểm cho bài thi.

4. Kết 

Bạn hãy coi kỳ thi như một bài kiểm tra thường ngày của bạn. Hãy chuẩn bị kỹ và thi hết mình, các bạn sẽ thành công!
Cuối cùng xin chúc các em thành công trong những đợt thi năng khiếu của trường Đại học Đông Á.