TIẾN SĨ TÂM LÝ NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU – NGƯỜI THẮP SÁNG ĐAM MÊ TÂM LÝ HỌC CHO HỌC TRÒ MIỀN TRUNG
Nhắc đến thầy Khắc Hiếu, sinh viên Tâm lý học đều dành cho thầy sự ngưỡng mộ và niềm yêu quý đặc biệt bởi thầy như một "phù thuỷ" có khả năng biến mọi lý thuyết chuyên ngành hàn lâm, khô khan thành những buổi học hết sức thú vị, cuốn hút, sinh động. Với chất giọng miền Tây dễ thương, lối giảng bài lôi cuốn, hóm hỉnh và sự thông minh, linh hoạt ở mỗi ví dụ, đây là người thầy "quốc dân" gây thương nhớ, là "idol quốc dân" như cách gọi quen thuộc của các bạn sinh viên khi nói về thầy Hiếu.
Sở hữu khả năng thiên bẩm trong giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, giảng dạy,... thầy Khắc Hiếu đã đạt danh hiệu Huấn luyện viên kỹ năng cấp quốc gia. Trước khi thời đại 4.0 bùng nổ như hiện nay, thầy Khắc Hiếu đã từng là một trong những người tiên phong giảng dạy các khoá học online về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, là gương mặt truyền cảm hứng trên truyền hình. Với những thành tựu đã đạt được, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trở thành Kỷ lục gia về thành tích giảng dạy kỹ năng & truyền cảm hứng qua video clip. Đồng thời, thầy còn nhận rất nhiều Giải thưởng của TW Hội khoa học Tâm lý Việt Nam năm 2006; Giải thưởng về Nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Thành phố - 2013, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng cấp Toàn quốc – 2013, Gương mặt tiêu biểu của năm 2013, Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Cố vấn và thực hiện dự án marketing đạt giải The Best Digital Marketing 2015 của Wrigley's Châu Á và tham gia dự án RAS/03/P51 (Liên minh Châu Âu - EU và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc - UNFPA)... Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiện là giảng viên giảng dạy Tâm lý học & Kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học tại Việt Nam; huấn luyện viên cấp quốc gia về Kỹ năng sống; Diễn giả về mảng tâm lý & truyền động lực và là Chuyên gia, Giám đốc các Trung tâm đào tạo, huấn luyện cho tập đoàn, doanh nghiệp, người đi làm.
"Phải lòng" mảnh đất miền Trung - Tây Nguyên chịu thương chịu khó, những năm gần đây thầy luôn đồng hành cùng sinh viên Tâm lý học, cùng UDA trong hầu hết các chương trình trong và ngoài nhà trường, vì sinh viên UDA, vì cộng đồng miền Trung - Tây Nguyên thân yêu. Trong những chương trình hướng nghiệp cho học sinh miền Trung - Tây Nguyên, thầy luôn tận tâm chỉ dẫn cho các cô tú, cậu tú xác định đúng hướng đi của mình; thầy cũng chính là người thắp sáng đam mê Tâm lý học cho học trò miền Trung. Cô sinh viên năm nhất – Hà Thị Minh Nguyệt – Thủ khoa đầu vào UDA (27,63 điểm) là cô bé học trò bén duyên với ngành Tâm lý trong một lần gặp thầy hướng nghiệp tại Đăk Lăk. Và dù ở vị trí nào, với giảng đường UDA, thầy Khắc Hiếu vẫn luôn là người thầy thông minh, duyên dáng trong việc trao truyền kiến thức, cảm hứng nghề nghiệp, khơi dậy đam mê và được các thế hệ sinh viên Tâm lý yêu quý.
BS CK II LÂM TỨ TRUNG – SỨ GIẢ YÊU THƯƠNG, NGƯỜI THẦY THUỐC ĐIỀM TĨNH
Với sinh viên ngành Tâm lý học UDA, BS CK II Lâm Tứ Trung là người thầy đáng kính, tận tuỵ và rất đỗi gần gũi, thân thương. Sở hữu nền tảng chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm làm việc dày dặn và sự tận tâm hết lòng với nghề, thầy nguyên là Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. Với uy tín đã gầy dựng trong giới học thuật và những đóng góp lớn trong lĩnh vực Tâm thần học, thầy hiện đang giữ vị trí Phó chủ tịch Hội tâm thần học Việt Nam và Phó chủ tịch Hội tâm lý trị liệu Việt Nam.
Không chỉ gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong suốt nửa đời người, thầy Lâm Tứ Trung còn dành tâm sức của mình cho lĩnh vực giáo dục. Không chỉ là bác sĩ cao cấp, chuyên gia, người thầy thuốc nhân dân, Bác Trung còn là người thầy lớn, người truyền nghề đầy nhiệt huyết cho bao thế hệ sinh viên Tâm lý học. Ngoài thời gian công tác, đóng góp tại UDA, thầy luôn dành thời gian giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học ở nhiều trường đại học trong cả nước…
Ở Đông Á, rất dễ bắt gặp hình dáng thân thương của người thầy giáo, thầy thuốc đáng kính này với chiếc balo giản bị, tóc đã hoa râm nhưng lúc nào cũng đôi mắt thương nhìn cuộc đời và nụ cười hiền từ của một vị lương y. Thầy Lâm Tứ Trung là người thầy trên giảng đường, là người đồng hành dẫn dắt trong các đợt thực tập nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học. Được học Bác Trung, được tiếp xúc với Bác Trung, ta sẽ có lòng tin mãnh liệt rằng: "Không phải người ta ngừng theo đuổi giấc mơ vì mình già đi, mà người ta già đi vì ngừng theo đuổi giấc mơ". Thầy Lâm Tứ Trung chưa từng ngưng sự học của mình, thầy vẫn thư thái học tập, làm việc, cống hiến, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước. Hiện nay, Bác Trung còn là đầu tàu, giữ vị trí Giám đốc Trung tâm Tham vấn và Chăm sóc sức khoẻ tinh thần - Trường Đại học Đông Á với sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho cộng đồng nói chung và cho cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐH Đông Á nói riêng. Vậy nên, với những thế hệ sinh viên Tâm lý học UDA, thầy Lâm Lâm Tứ Trung mãi là một người thầy giáo, một bác sĩ và làm một người truyền cảm hứng đầy nhiệt huyết.
TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGUYỄN THANH HƯNG – NGƯỜI THẦY KHÁT KHAO KHAI PHÁ VÀ ƯƠM MẦM TRÍ TUỆ
Học sinh, sinh viên Đà Nẵng có lẽ không xa lạ với thầy giáo, Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thanh Hưng, người thầy được yêu quý và mến mộ nhất trong mỗi giờ lên lớp. Sau nhiều năm không ngừng học hỏi, không ngừng khai phá sự mới lạ của tri thức với một trái tim đầy nhiệt huyết, ý chí cầu tiến mạnh mẽ ở đất nước Anh xa xôi; thầy trở về Đà Nẵng, trở về Việt Nam với một khát vọng cháy bỏng là: “làm sao để đổi thay?”, “làm sao để con em miền Trung có thể được thụ hưởng một phương pháp giáo dục nhân văn, tiên tiến nhất" và đặc biệt là câu hỏi luôn đau đáu, thôi thúc thầy "làm sao để học trò học trong hạnh phúc, học để hạnh phúc?”. Trường Đại học Đông Á, chính là “mảnh đất lành” để thầy ươm mầm những giấc mơ thật đẹp, những hạt giống thật lành của mình. Thầy Thanh Hưng trong những giờ lên lớp, đúng nghĩa đã "bỏ bùa" các cô cậu sinh viên Tâm lý ĐH Đông Á bởi kiến thức bổ ích, luôn được cập nhật và đặc biệt là lối giảng bài cực kỳ thu hút, sâu sắc, duyên dáng của mình.