Tâm lý học (Đại học)

Mã ngành: 7310401

1.   Mục tiêu đào tạo 

  • Kỹ năng thiết kế nghiên cứu tâm lý
    • Kỹ năng thiết kế đề cương nghiên cứu tâm lý học.
    • Kỹ năng xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
    • Kỹ năng sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.
  • Kỹ năng triển khai nghiên cứu tâm lý
    • Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện.
    • Kỹ năng đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết.
    • Kỹ năng thu thập số liệu, xử lý thông tin.
    • Kỹ năng viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
  • Kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lý người
    • Kỹ năng chuẩn đoán, đánh giá về trí tuệ, nhân cách, giáo dục.
    • Kỹ năng xây dựng, đo đạc và phân tích kết quả trong chẩn đoán tâm lý.
    • Kỹ năng sử dụng trắc nghiệm và phân tích kết quả chẩn đoán tâm lý.
  • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lý
    • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lý trong lĩnh vực lâm sàng, xã hội để thực hiện Tư vấn - Tâm lý
    • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lý trong lĩnh vực tâm lý học quản lý- kinh doanh.
  • Kỹ năng ứng dụng tâm lý trong quản lý - kinh doanh
    • Kỹ năng tâm lý trong quản lý - kinh doanh
    • Kỹ năng tâm lý trong quản lý tổ chức - nhân sự (Kỹ năng sử dụng các trắc nghiệm, Kỹ thuật tuyển dụng nhân sự, Kỹ năng phân tích và đánh giá các kết quả đánh giá tuyển dụng nhân sự.)
    • Kỹ năng xây dựng thương hiệu và văn hóa tổ chức dưới góc độ của Tâm lý học.
  • Kỹ năng tư vấn - tâm lý
    • Sử dụng các Kỹ năng tham vấn cơ bản như: phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm.
    • Kỹ năng đánh giá những tình huống đạo đức, pháp lý trong tham vấn.
    • Kỹ năng đánh giá hiệu quả tham vấn tâm lý cho cá nhân.
    • Kỹ năng thiết lập mối quan hệ tham vấn giữa nhà tham vấn và nhóm.
    • Kỹ năng nhận diện và phân tích những rối nhiễu tâm lý của các thành viên trong nhóm.
    • Kỹ năng xác định mục tiêu và kế hoạch can thiệp.
    • Kỹ năng điều hành nhóm tham vấn như: Kỹ năng quan sát; Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng; Kỹ năng chia sẻ kết nối; ngăn cản hành vi sai lệch; xử lý tình huống im lặng; xử lý bất đồng ý kiến; tóm lược và tổng hợp.
    • Kỹ năng lập hồ sơ tham vấn nhóm.
    • Kỹ năng tham vấn học đường: Kỹ năng đánh giá, can thiệp cho học sinh có khó khăn học đường.
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
    • Chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B1 theo khung Châu âu hoặc tương đương (sinh viên học ngoài chương trình và nộp chứng chỉ để xét tốt nghiệp)
  • Kỹ năng sử dụng tin học
    • Áp dụng theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ thông tin và Truyền thông về Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin áp dụng cho sinh viên trình độ đại học. (Sinh viên học ngoài chương trình và nộp chứng chỉ để xét tốt nghiệp)

2.   Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện Tâm lý học, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lý học, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…).
  • Trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý (Làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu…).
  • Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nhân viên phòng Nhân sự; Phòng Marketting; Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…).
  • Trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lý cho trẻ em và người lớn).
  • Trong các tổ chức đoàn thể, chính quyền (cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo…) ở các địa phương trong cả nước.
  • Trong các cơ sở đào tạo (cán bộ tư vấn học đường, làm giáo viên giảng dạy Tâm lý học tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…).